Tẩy tế bào chết được xem là quy trình chăm sóc da quan trọng giúp loại bỏ lớp sừng hóa cứng đầu và mảng bám tích tụ lâu ngày trên bề mặt da. Nhìn chung, cả vùng da body và da mặt đều cần thực hiện tẩy tế bào chết định kỳ. Vậy, tẩy tế bào chết bao nhiêu phút thì an toàn mà không gây kích ứng da? OLADA sẽ chia sẻ đến bạn thời gian tẩy tế bào chết hợp lý và khoa học tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
Tẩy tế bào chết bao nhiêu phút thì chuẩn khoa học
Thời gian tẩy tế bào chết hợp lý được cho là chỉ nên dao động từ 5 – 10 phút tùy vào kết cấu của từng vùng da. Nhìn chung, thời gian tẩy da chết ở da mặt thường sẽ ít hơn so với thời gian tẩy tế bào chết vùng body. Cụ thể, tẩy tế bào chết bao nhiêu phút theo từng vùng da sẽ được chia sẻ ngay qua nội dung dưới đây.
Tẩy tế bào chết da mặt bao nhiêu phút?
Da mặt thường có kết cấu khá mỏng và nhạy cảm hơn những vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là vùng da xung quanh mắt. Bên cạnh đó, lớp biểu bì chết ở da mặt thường mỏng hơn và dễ loại bỏ hơn so với vùng da body.
Vì thế, chỉ nên tẩy tế bào chết da mặt trong khoảng 5 – 7 phút để đem lại hiệu quả làm sạch tế bào chết hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng làn da. Cụ thể, quy trình tẩy tế bào chết đối với da mặt bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Rửa mặt với nước ấm để kích thích lỗ chân lông giãn nở nhằm giúp hoạt chất tế bào chết dễ dàng len lỏi qua da
- Bước 2: Vệ sinh da bằng sữa rửa mặt để lấy đi bụi bẩn tích tụ trên bề mặt da, từ đó giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn
- Bước 3: Thoa đều một lượng nhỏ tẩy tế bào chết lên bề mặt da, sau đó massage nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút
- Bước 4: Để da thư giãn thêm 3 – 5 phút để hoạt chất tế bào chết dễ dàng len lỏi vào sâu lỗ chân lông
- Bước 5: Rửa sạch bề mặt da với nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn tế bào chết còn sót lại trên bề mặt da
- Bước 6: Để da khô ráo, sau đó thoa toner cấp ẩm và thực hiện tiếp chu trình chăm sóc da với các bước tiếp theo.
Riêng mặt là vùng da mà được nhiều người khắc khe nhất khi chăm sóc vì thế sẽ có các thắc mắc khi thực hiện tẩy tế bào chết cho da mặt, cụ thể như:
- Bạn nên tẩy tế bào chết cho da mặt mấy lần 1 tuần?
- Nên tẩy da chết trước hay rửa mặt trước là đúng quy trình skincare?
Tẩy tế bào chết body bao nhiêu phút?
Vùng da body được cho là có cấu trúc tương tự da mặt nhưng lớp biểu bì thường dày hơn và ít nhạy cảm hơn. Đặc biệt, ở một số bộ phận như khuỷu tay, gót chân, đầu gối thì thường tích tụ nhiều tế bào chết và khiến bề mặt da chai sần, thâm sạm.
Vì thế, thời gian tẩy tế bào chết body thường kéo dài hơn và dao động từ 10 – 15 phút. Vậy, tẩy tế bào chết bao nhiêu phút đối với vùng da body? Dưới đây là quy trình tẩy tế bào chết body chuẩn khoa học tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Tắm với nước ấm để làm mềm bề mặt da, từ đó kích thích lỗ chân lông giãn nở hiệu quả
- Bước 2: Vệ sinh vùng da body với sữa tắm chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và hỗ trợ làm sạch bề mặt da
- Bước 3: Lấy lột lượng tế bào chết body ra tay và thoa đều khắp vùng da body từ cổ, tay, lưng, bụng và chân
- Bước 4: Thực hiện massage nhẹ nhàng toàn thân trong 3 – 5 phút, chú ý massage kỹ ở vùng cổ, khuỷu tay, đầu gối vì thường xuyên tích tụ bụi bẩn và tế bào chết.
- Bước 5: Để cơ thể thư giãn thêm 7 – 10 phút, sau đó tắm sạch lại cơ thể với nước lạnh để rửa trôi toàn bộ tế bào chết trên da và lau khô toàn thân
- Bước 6: Thoa kem dưỡng ẩm body để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho làn da.
Đối với việc tẩy da chết cho toàn thân, nhiều chị em thường sẽ có riêng cho mình các thắc mắc sau, mời bạn tìm hiểu cặn kẽ từng câu hỏi dưới đây:
- Tẩy lông xong có nên tẩy tế bào chết không?
- Nên tẩy da chết trước hay tắm trước là đúng?
Lưu ý cần biết khi tẩy tế bào chết
Bên cạnh tẩy tế bào chết bao nhiêu phút, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về cách tẩy tế bào chết và tần suất sử dụng phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý có liên quan khi thực hiện tẩy tế bào chết mà bạn có thể tham khảo:
- Chỉ nên tẩy tế bào chết da định kỳ từ 1 – 2 lần/ tuần. Tránh lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều lần vì dễ gây bào mòn da và gia tăng nguy cơ kích ứng.
- Không thực hiện tẩy tế bào chết trên vùng da đang có vết thương hở hoặc mụn đang có dấu hiệu sưng viêm nặng.
- Thực hiện vệ sinh da với sữa rửa mặt trước khi tẩy tế bào chết để gia tăng hiệu quả hoạt động của tế bào chết trên da.
- Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần, hoạt chất và có đặc tính phù hợp với vấn đề da của bản thân
- Kết hợp massage khi tẩy tế bào chết để gia tăng hiệu quả loại bỏ mảng bám và da chết tích tụ trên bề mặt da.
- Thời gian tẩy tế bào chết không quá lâu vì dễ khiến da bị kích ứng.
- Tránh tẩy tế bào chết ở vùng da xung quanh mắt vì đây là vùng da khá mỏng và dễ bị tổn thương trong quá trình tẩy da chết.
t07sek
z4vy2x